Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các cơ sở; loại hình lưu trú lần lượt ra đời nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. Mỗi một loại hình lưu trú mang tới cho quý khách hàng những trải nghiệm thú vị và độc đáo riêng biệt. Đặc biệt, mô hình lưu trú homestay trong những năm trở lại đây đang trở thành “xu hướng” hot, mang lại lợi nhuận và doanh thu “khủng” cho các nhà đầu tư.

Vậy nếu bạn đang kinh doanh mô hình homestay mong muốn có thể gia tăng lợi nhuận, doanh thu từ mô hình này thì sau đây, OneInventory xin chia sẻ với bạn “6 kênh bán phòng dành riêng cho Homestay bạn không thể bỏ qua”.

1. Kênh bán phòng đại lý du lịch trực tuyến OTA

OTA là một trong những kênh bán phòng phổ biến nhất hiện nay, bất kể loại hình lưu trú nào cũng đều có thể tham gia bán phòng trên các kênh này. Theo báo cáo của Grant Thornton, năm 2018 lượng khách đặt phòng khách sạn qua các kênh OTA chiếm 23, 4% cho thấy xu hướng khách hàng hiện nay đang lựa chọn đặt phòng khách sạn qua các kênh OTA là chủ yếu. Thế nhưng, không phải kênh OTA nào cũng cũng phù hợp với hình thức kinh doanh homestay. Do vậy, bạn cần cân nhắc và đánh giá, so sánh tính khả thi của từng kênh để có sự lựa chọn chính xác và hợp lý nhất. Một số kênh OTA bán phòng homestay hiệu quả hiện nay như: Luxsaty, Ivivu, Traveloka, Booking.com,… Sau khi hợp tác bán phòng trên các kênh OTA này, cứ mỗi lượt đặt phòng thành công, homestay sẽ phải trả cho kênh OTA với một khoản hoa hồng nhất định, ngược lại các cơ sở lưu trú được phép đăng hình ảnh, thông tin trên webiste để có thể tiếp cận với số lượng khách hàng lớn tiềm năng.

6 kênh bán phòng dành riêng cho Homestay bạn không thể bỏ qua

2. Bán phòng trên Facebook homestay

Với 58 triệu người dùng Facebook trong năm 2018 và theo Báo cáo Digital 2019, có đến 94% người Việt sử dụng Intetnet mỗi ngày và có đến 64% người Việt thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Có thể thấy rằng, việc bán phòng trên Facebook là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả dành cho các doanh nghiệp đang kinh doanh các loại hình cơ sở lưu trú hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh mô hình lưu trú homestay.

Một fanpage cập nhật đầy đủ các thông tin về nội dung, hình ảnh chi tiết về không gian, phòng lưu trú, view chụp ảnh, giá cả, chính sách hoàn huỷ, các chương trình khuyến mãi, hình thức thanh toán… để khách hàng có thể dễ dàng tham khảo, lựa chọn và nhanh chóng đưa ra quyết định đặt phòng. Ngoài ra, fanpage homestay cũng cần đảm bảo tốc độ tương tác, phản hồi khách hàng, giải đáp những thắc mắc của khách hàng 24/7 một cách nhanh chóng, dễ hiểu và chính xác nhất.

3. Bán phòng qua Website homestay

Là một kênh bán phòng trực tuyến và quản lý thương hiệu, hình ảnh của khách sạn. Đây là nơi mà khách du lịch trực tiếp kết nối để đặt phòng, dịch vụ tại homestay mà không cần phải thông qua các bên trung gian nào cả. Hiện nay, đa số các homestay đều sử dụng công cụ đặt phòng trực tuyến – Booking Engine được tích hợp trực tiếp trên giao diện website của homestay, giúp cho khách du lịch đặt phòng được thuận tiện hơn. Phần mềm này, cho phép họ được đăng tải hình ảnh, nội dung phòng lên website của mình. Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin phòng, đặt phòng và thanh toán trực tiếp trên website. Phần mềm ezCloudhotel sẽ giúp khách sạn của bạn tích hợp phần mềm Booking Engine và quản lý khách sạn của bạn một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

4. Bán phòng qua Walk-in

Đối tượng khách hàng thường xuyên của homestay chủ yếu là dân phượt, tây balo hay khách hạng trung. Họ không chỉ muốn tìm nơi lưu trú có giá rẻ mà còn phải mang đậm dấu ấn địa phương để tìm hiểu và trải nghiệm. Ngoài ra, những đối tượng khách này phần lớn đều thích tự đến và đặt phòng trực tiếp. Vì thế, homestay của bạn nên khai thác lượng khách hàng tiềm năng tại kênh này. Hơn thế, bạn lại có thể dễ dàng bán hàng upselling lên các hạng phòng cao hơn mà không phải chi trả hoa hồng cho bên thứ 3.

6 kênh bán phòng dành riêng cho Homestay bạn không thể bỏ qua

5. Bán phòng qua homestay/ khách sạn khác

Việc bán phòng qua homestay hay khách sạn khác nghe tưởng chừng như không thể nhưng bạn hoàn toàn có thể tăng lượng phòng bán cho homestay bằng cách liên kết hợp tác với các homestay/ khách sạn có mức giá và đối tượng khách tương đương ở khu vực khác. Khi khách hàng có ý định rời đến địa điểm khác, nhân viên tại homestay/ khách sạn đó sẽ gợi ý cho họ lựa chọn homestay của bạn, bạn sẽ mất một khoản hoa hồng cho họ. Tuy nhiên, công suất phòng vẫn ở mức tối đa.

6. Bán phòng qua OneInventory

Hệ thống bán phòng đại lý thông minh OneInventory ra đời như môt giải pháp kinh doanh hữu hiệu dành cho những nhà kinh doanh và quản lý các loại hình lưu trú, giúp họ có thêm kênh bán phòng để thu hút khách hàng, gia tăng lợi nhuận, và tối đa hoá doanh thu hiệu với giá cả cạnh tranh so với các kênh OTA.

Loại hình lưu trú homestay đều có thể tham gia bán phòng trên hệ thống bán phòng đại lý thông minh OneInventory chỉ cần có giấy phép đăng ký kinh doanh thì hoàn toàn có thể tham gia bán phòng trên hệ thống.
Là sàn thương mại điện tử B2B, OneInventory nỗ lực sáng tạo, phát triển các giải pháp và công cụ hỗ trợ để giúp cho việc kinh doanh du lịch trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn. Hiện nay, loại hình lưu trú Homestay đều có số lượng khách hàng booking cao. Vì vậy, việc đăng ký tham gia bán phòng sẽ giúp cho homestay có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng, nhiều TA  và các doanh nghiệp nhiều hơn, hiệu quả hơn mà chi phí cạnh tranh hơn rất nhiều so với các kênh OTA.

6 kênh bán phòng dành riêng cho Homestay bạn không thể bỏ qua

Trên đây, OneInventory đã chia sẻ với bạn “6 kênh bán phòng dành riêng cho Homestay bạn nên biết”. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho những cá nhân, doanh nghiệp đang kinh doanh loại hình lưu trú homestay để có thể bán phòng một cách tối đa, hiệu quả nhất mang lại doanh thu, lợi nhuận cho mình.

Xem thêm: Tham gia hệ thống OneInventory homestay, apartment được gì?

Các bài viết cùng chuyên mục