Bạn là nhà đầu tư hay là nhà quản lý khách sạn chắc hẳn bạn luôn quan tâm đến chỉ số công suất phòng. Đây là chỉ số quan trọng trong kinh doanh khách sạn để giúp khách sạn điều chỉnh lại chiến lược bán phòng của mình, giúp tăng công suất phòng ở mức ổn định nhằm tối đa hoá lợi nhuận và doanh thu hiệu quả.
Tuy nhiên, để có một chiến lược, giải pháp hợp lý giúp tăng công suất phòng hiệu quả thì các nhà đầu tư hay nhà quản lý phải nắm rõ được nguyên nhân vì sao công suất phòng lại giảm. Sau đây, OneInventory sẽ chia sẻ tới bạn “6 nguyên nhân dẫn đến tính trạng giảm công suất phòng hiện nay”.
1. Công suất phòng là gì?
Công suất phòng khách sạn hay còn gọi là công suất sử dụng buồng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động bán buồng của bộ phận Tiếp tân. Thực chất đây là số liệu so sánh kết quả thực hiện bán về mặt số lượng với khả năng đáp ứng buồng của khách sạn. Công suất sử dụng buồng có thể tính cho một ngày hoặc một thời kỳ (tuần, tháng, quý, năm…) nhất định.
2. Cách tính công suất phòng
Tính cho một ngày: H = (Số buồng bán được trong ngày x 100 (%))/(Số buồng có khả năng đáp ứng trong ngày )
Tính cho một thời kỳ: H = (Số buồng bán được trong kỳ x 100 (%))/(Số buồng có khả năng đáp ứng trong kỳ)
Trong đó:
Số buồng bán ra trong ngày và trong kỳ do Bộ phận Tiếp tân thống kê.
Số lượng buồng có khả năng đáp ứng trong ngày và trong kỳ bao gồm tất cả những buồng có thể đưa vào kinh doanh. Hay nói cách khác, đây là số buồng còn lại sau khi đã trừ đi những buồng hỏng hoặc đang bảo dưỡng không sử dụng được (Out of order) và những buồng sử dụng cho mục đích khác ngoài kinh doanh.
Một số khách sạn có thống kê và đưa ra tỷ lệ buồng có khả năng đáp ứng (KNĐƯ) hay không có khả năng đáp ứng trung bình trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy:
Số buồng có KNĐƯ trong ngày = Tổng số buồng x Tỷ lệ buồng có KNĐƯ
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm công suất phòng hiện nay.
#1. Yếu tố mùa vụ
Một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng dẫn đến tình trạng giảm công suất phòng tại các khách sạn đó chính là yếu tố mùa vụ: nóng – lạnh; mùa mưa; mùa khô dẫn tới tình trạng mùa cao điểm và mùa thấp điểm tại các khách sạn. Đối với các khách sạn nằm trong khu vực có khí hậu 4 mùa thì yếu tố mùa vụ ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng công suất phòng. Ngoài ra, các khách sạn này thường tận dụng mùa cao điểm để bán phòng giá cao, còn mùa thấp điểm thì lại bán giá thấp dẫn tới tình trạng công suất phòng không đồng đều. Mùa cao điểm thì công suất phòng cao, mùa thấp điểm công suất phòng xuống rất thấp, dẫn tới lợi nhuận và doanh thu khách sạn không cao.
#2. Chính sách bán phòng
Chính sách bán phòng, chính sách khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới cho khách sạn ( Afiliate) không đa dạng, không hấp dẫn, dẫn tới tình trạng khách hàng không muốn tương tác và giới thiệu khách hàng cho khách sạn. Một voucher giảm giá, giảm 5-10% cho lần đặt phòng tiếp theo,… sẽ là những lời cảm ơn, tri ân dành cho khách hàng khi đã giới thiệu, quảng cáo cho khách sạn của mình. Không một vị khách hàng nào lại lỡ lòng từ chối khách sạn luôn đặt vị trí khách hàng lên đầu.
#3. Gói bán phòng
Gói bán phòng tại các khách sạn không linh hoạt, không đa dạng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng công suất phòng giảm. Khách hàng thường có xu hướng đặt phòng tại khách sạn có gói đặt phòng bao gồm: ăn sáng, xe đưa đón sân bay hay khách sạn có dịch vụ tour tại địa phương,.. Nếu như khách sạn của bạn không có những gói bán phòng đa dạng, hay dịch vụ không đa dạng, hấp dẫn chắc chắn khách hàng sẽ bỏ rơi khách sạn của bạn ngay từ lúc đặt phòng và sẽ không quay lại khách sạn của bạn để đặt phòng lần sau. Dẫn tới tình trạng công suất phòng giảm.
#4. Ngân sách Marketing
Một trong những chiến lược giúp kinh doanh khách sạn hiệu quả đó chính là Marketing khách sạn. Các khách sạn thường chi ngân sách cho hoạt động marketing từ 1-3%. Hoạt động Marketing giúp khách sạn thu hút và kéo khách hàng đến với bạn, từ đó công suất phòng sẽ tăng, lợi nhuận và doanh thu đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, một số khách sạn hiện nay nhất là khách sạn từ 0-2* thường không chú trọng vào hoạt động Marketing vì họ cho rằng khách sạn quy mô nhỏ không cần chi ngân sách cho hoạt động marketing. Đây là suy nghĩ sai lầm và dẫn tới tình trạng công suất phòng tại khách sạn giảm bởi khách hàng không biết đến bạn.
#5. Chính sách huỷ phòng
Hiện nay các kênh OTA đang có những chính sách thu hút khách hàng đặt phòng, dịch vụ qua họ. Và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, các kênh OTA đưa ra chương trình “miễn phí huỷ phòng” do vậy, đến phút cuối khách sạn vẫn có thể bị khách sạn huỷ đặt phòng dẫn tới công suất phòng giảm, còn khách sạn không thể chủ động được trong việc tăng công suất bán phòng của mình qua các kênh OTA.
#6. Không đa dạng kênh bán phòng
Hiện nay, các kênh bán phòng chính của khách sạn gồm: OTA, TA, Direct, Walk-in,.. Qua các kênh này, khách sạn dễ dàng bán phòng, kết nối với khách hàng dễ dàng và hiệu quả, giúp công suất phòng tăng. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào các kênh này khiến cho khách sạn không chủ động được trong chiến lược bán phòng, công suất bán phòng giảm. Ngoài ra, việc đăng ký bán phòng qua các kênh này, khiến khách sạn không tối đa được doanh thu hiệu quả: chi phí hoa hồng cho OTA, TA,…
Các kênh bán phòng trên đều được các khách sạn tận dụng, đặc biệt là các kênh OTA. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các khách sạn trên OTA thì các khách sạn nên tìm kiếm các kênh bán phòng hiệu quả hơn, giúp công suất phòng tăng.
Tham gia đăng ký bán phòng trên OneInventory – hệ thống bán phòng đại lý thông minh dành cho khách sạn, sẽ giúp khách sạn của bạn tăng công suất phòng một cách hiệu quả. Tại đây, khách sạn của bạn có thể dễ dàng kết nối với hơn 2000+ đại lý du lịch trên hệ thống, sẵn sàng chờ booking khi khách sạn onsite. Ngoài ra, khi tham gia hệ thống này, khách sạn của bạn cũng có thể dễ dàng kết nối với các công ty, doanh nghiệp, giúp tình trạng công suất phòng của bạn luôn ở mức tối đa.
Trên đây, là 6 nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm tăng công suất phòng hiên nay. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho chủ đầu tư và những nhà quản lý nắm rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng giảm công suất phòng hiện nay. Để từ đó, đưa ra những chiến lược, giải pháp giúp tăng công suất phòng hiệu quả.
Hiện nay, OneInventory đang có chương trình trợ giá “cực khủng”, “cực hot” dành tặng cho các Travel Agent lên đến đến 3,400,000 VNĐ. Các khách sạn hãy nhanh tay giới thiệu cho các TA ruột của mình chính sách ưu đãi “chưa từng có” khi tham gia booking trên OneInventory để hưởng ngay chương trình ưu đãi hấp dẫn này. Các TA còn chần chừ giữ nữa mà không tham gia để nắm bắt cơ hội “siêu tốt” này dành cho mình.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin và đăng ký bán phòng đại lý trên hệ thống, hãy nhanh tay đăng ký